28 tháng 8, 2013

Bài 2. "Chuyên đề quần vợt" của BS Phan Vương Huy Đổng

 

 ***

BÀI CHUYÊN ĐỀ QUẦN VỢT II: CÁC HÌNH THỨC CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP 

Thứ Hai, 25 Tháng Bảy 2011, 12:06

BS. PHAN VƯƠNG HUY ĐỔNG
 CHẤN THƯƠNG VAI:
Thường gặp ở VĐV chuyên nghiệp.
Nguyên nhân:
- Lực chịu ở vai rất lớn, nhất là trong giao bóng – cú đập – cú đánh trái tay.
- Cơ bao quanh khớp vai, đặc biệt cơ trên gai (cơ chủ lực trong động tác dang và xoay ngoài khớp vai) có thể bị thương khi lực quá lớn.
Hình thức:
- Có thể là chấn thương cấp tính: giãn, rách, đứt (thường rất hiếm)
- Đa số là chấn thương quá tải, đó là những vi chấn thương có thể lặp đi lặp lại nhiều lần làm suy yếu gân cơ, gây viêm mãn tính; vai đau nhiều khi vận động.

 CHẤN THƯƠNG CƠ LƯNG:
Thường gặp ở VĐV chuyên nghiệp
Nguyên nhân:
- Thường do lực gập duỗi thân đột ngột làm căng các khối cơ lưng – cơ dựng sống (trong giao bóng – xoay người đột ngột – đánh với)
Hình thức:
- Thường là những chấn thương giãn cơ cấp tính, nếu không điều trị tốt có thể tái phát nhiều lần thành mãn tính dai dẳng rất khó điều trị.
(Hình 1)
 CHẤN THƯƠNG KHUỶU (TENNIS ELBOW):
Là chấn thương rất thường gặp ở VĐV nghiệp dư
Nguyên nhân:
- Lực tác động lên khuỷu quá sức chịu đựng của các cơ vùng khuỷu
- Do sai sót về kỹ thuật trong các cú giao bóng, smash hoặc cú đánh trái tay (khuỷu gập quá sớm)
- Khởi động không kỹ
- Gặp phải các đối thủ quá mạnh
- Vợt không phù hợp
- Chơi quá sức
Hình thức:
- Tổn thương viêm mãn tính nhóm cơ duỗi và ngửa cẳng tay. Lớp cơ này bám ở đầu dưới xương cánh tay mặt ngoài khuỷu (lồi cầu ngoài xương cánh tay).
- Đầu tiên chỉ đau nhẹ vùng mặt ngoài khuỷu sau khi chơi bóng.
- Sau đó: đau xuất hiện thêm vào buổi sáng lúc mới ngủ dậy, làm vận động khuỷu hơi khó; sau khi làm nóng kỹ thì có thể chơi lại được nhưng khuỷu dễ bị đau nhiều sau khi chơi. Nếu không điều trị đúng bệnh sẽ diễn tiến nặng hơn: đau xuất hiện liên tục cả ngày không thể chơi được, vận động gấp duỗi cổ tay cũng bị đau.
Điều trị:
- Nghỉ chơi (Rest)
- Chườm lạnh (Ice)
- Căng cơ (Stretching)
- Tập phục hồi cơ
- Thuốc
- Nẹp hỗ trợ
Trở lại thi đấu:
- Làm nóng: khởi động thật kỹ
- Chọn vợt phù hợp
- Sửa sai kỹ thuật, nhất là các cú đập, cú giao bóng và cú đánh trái tay
- Tập đánh với lực tăng từ từ (tập chuồng)
- Chơi vừa phải rồi từ từ tăng dần cho hợp sức
- Nên đánh đôi để hạn chế bớt sức vận động
 CHẤN THƯƠNG CỔ TAY:
Thường ít gặp
Nguyên nhân:
- Cổ tay sai tư thế.
- Lực đánh quá lớn.
- Cổ tay vận động quá nhiều – thường những người mới tập, trẻ em.
- Cán vợt không phù hợp
Hình thức:
- Thông thường là bong gân nhẹ. Thỉnh thoảng có thể bị tổn thương sụn khớp hoặc bao khớp.
(Hình 3)
 CHẤN THƯƠNG GỐI:
Có thể gặp ở VĐV chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư.
Đây là chấn thương tương đối nặng, đôi khi cần phải phẫu thuật để bảo đảm sự chịu lực và di chuyển của chân trong thi đấu.
Nguyên nhân:
- Khởi động không kỹ
- Gối xoay vặn đột ngột trong tư thế chịu sức nặng làm các gân cơ, dây chằng bị vặn xoắn quá mức
- Cú đánh với – té
- Di chuyển sai
Hình thức:
- Chấn thương mãn tính: Viêm hoạt mạc khớp gối (bao khớp)
- Chấn thương cấp tính: 
Rách sụn nêm
Đứt dây chằng gối
Giãn cơ vùng gối
- Đau khớp do quá tải
 CHẤN THƯƠNG BẮP CHÂN:
- Đau dữ dội 1/3 trên bắp chân, dịu ngay sau 10 phút
- Cơ chế: đứt vùng tiếp giáp của cơ sinh đôi trong
- Thường gặp ở người lớn tuổi, khởi động không kỹ
Viêm – đứt gân gót:
- Thường gặp ở VĐV lớn tuổi, gân gót đã bị thoái hóa
- Cố gắng theo banh nên quá tải
 CHẤN THƯƠNG CỔ CHÂN:
Nguyên nhân:
- Cổ chân chịu sức nặng của toàn cơ thể, khi ta di chuyển đột ngột, trọng tâm rơi ngoài chân đế gây mất thăng bằng làm bàn chân bị lật
- Giày không phù hợp với mặt sân hoặc không phù hợp với chân
- Đánh với.
Hình thức:
- Tổn thương bong gân (dãn dây chằng cổ chân) cấp tính.
- Viêm hoạt mạc khớp cổ chân.
- Thoái hóa mặt sụn khớp cổ chân
 CÁC CHẤN THƯƠNG KHÁC: ít gặp
- Mặt (trúng banh)
- Hạ bộ
- Bụng …

Không có nhận xét nào: