28 tháng 8, 2013

Bài 1. "Chuyên đề quần vợt" của BS Phan Vương Huy Đổng

Đây là loạt bài của BS.Phan Vương Huy Đổng viết về đề tài quần vợt, bao gồm các nguyên nhân, hình thức chấn thương thường gặp và cách xử lý, kèm theo những tấm hình cơ thể học thuyệt đẹp để minh họa. Trân trọng giới thiệu đến các bạn tài liệu quý giá được đăng tải 3 kỳ trên trang web của Hội Y Học TDTT TPHCM.
Chắc bác sỹ cũng là người yêu thích bộ môn quần vợt. VTB blog thân kính chúc bác sĩ có nhiều niềm vui trên sân bóng và luôn dồi dào sức khỏe
VTB Blog.

Kỳ 1:

BÀI CHUYÊN ĐỀ QUẦN VỢT 

Thứ Bảy, 23 Tháng Bảy 2011, 01:53

BS. PHAN VƯƠNG HUY ĐỔNG

Phong trào quần vợt ở Việt Nam đang ngày càng phát triển, số lượng người tập gia tăng. Tuy nhiên việc chấn thương có thể làm bạn giảm khả năng tập luyện và thi đấu, bạn sẽ mất đi những giờ phút thích thú với môn thể thao này. Và một khi bị chấn thương nếu điều trị không đúng cách bạn có thể làm cho các chấn thương trở nên dai dẵng, mãn tính, thậm chí không bao giờ hồi phục tốt. Chuyên đề này sẽ lần lượt cung cấp cho các bạn những thông tin hiểu biết về các nguyên nhân, hình thức chấn thương thường gặp – xử trí và phòng ngừa chấn thương trong tennis. Hy vọng sẽ giúp cho người chơi tennis có thể tập luyện và thi đấu tốt hơn cũng như phòng tránh các chấn thương có thể xảy ra.

NGUYÊN NHÂN:
Khởi động không kỹ:
Do phải di chuyển nhanh và thường xuyên nên các cơ ở vùng cẳng chân và cổ chân chịu lực lớn – lực đánh ở tay mạnh và không cân bằng giữa các cơ mặt trong và ngoài cánh tay dễ sinh ra tình trạng quá tải ở vai, khuỷu và cổ tay
Do vậy cần phải làm dẻo các khớp: vai, khuỷu, cổ tay, gối, cổ chân
Căng cơ thật kỹ các cơ vùng vai, cánh tay, lưng, đùi sau để tránh bị giãn – rách cơ

Dụng cụ thi đấu không phù hợp:
Giày: rất quan trọng.
Đế giày phải phù hợp với mặt sân, độ bám của đế phải tốt nhưng không được quá dính và mềm vì dễ bị lật cổ chân (trật sơmi). Đế phải có độ nhún để tránh chấn thương bị cổ chân do phải di chuyển và chịu lực nhiều. Trường hợp chấn thương ở cổ chân của tay vợt nổi tiếng Martina Hingis là một ví dụ về sử dụng giày không phù hợp.
Mặt sân không tốt: dễ làm đau cổ chân, dễ trượt ngã.
Vợt:
Là dụng cụ thi đấu, nên cần phải lựa chọn cẩn thận cho phù hợp với khả năng từng người, nhất là người mới tập luyện. Vợt phù hợp sẽ giúp bạn tăng thêm hiệu quả khi tập luyện thi đấu và giảm cả chấn thương khuỷu – cổ tay – vai. 3 điểm quan trọng cần chú ý, đó là:
Trọng lượng vợt:(360 – 397g) nên chọn loại vợt nhẹ đối với người mới tập luyện để tránh quá tải. Các thế hệ vợt mới với chất liệu tổng hợp thường xuyên được cải tiến, tuy nhiên giá cả lại khá đắt.
Cán vợt:có độ bám và phải vừa bàn tay của bạn. Theo Nirschl chiều dài của vòng cán vợt hợp lý được tính từ đầu xa bờ ngoài ngón 4 kéo đến đường trên cùng của vân gan tay (hình) (đối với người Việt Nam thường từ 11-13 cm). Nếu cán vợt quá lớn thì bạn dễ bị đau cổ tay và lực đánh yếu, nếu cán vợt nhỏ dễ bị tuột, xoay vợt
Lực căng của mặt vợt:phải phù hợp với thể lực và lực đánh của tay bạn. Trung bình từ 25-28 kgN với người trẻ mới tập chơi. Nếu vợt quá căng bạn dễ bị chấn thương khuỷu, cổ tay, vai
Kỹ thuật:
Sai sót kỹ thuật có thể gây chấn thương vai – khuỷu – cổ tay. Ví dụ trong hội chứng Tennis elbow, một trong những nguyên nhân là do cú giao bóng hoặc cú smash (cú đập) gấp khuỷu quá sớm làm căng đột ngột các cơ ở mặt ngoài khuỷu, lâu ngày gây viêm mạn tính… các gân cơ này
Tình trạng sức khỏe cơ thể:
Nếu bạn tập luyện hay thi đấu trong tình trạng mệt mỏi thì rất dễ bị chấn thương. Đau viêm vùng răng miệng cũng có thể làm bạn mất tập trung khi thi đấu hoặc khi bạn dùng nhiều rượu bia tuyệt đối không nên tập luyện thi đấu.
Thời tiết xấu:
Quá nóng hoặc quá lạnh dễ làm cho bạn mau mệt, vọp bẻ, cứng cơ, rách cơ.
Thi đấu quá gắng sức hoặc gặp đối thủ quá mạnh:bạn rất dễ bị chấn thương do quá tải.
Tâm lý quá căng thẳngkhi thi đấu








Kỳ II: Các hình thức chấn thương thường gặp trong Tennis

Kỳ III: Cách xử trí khi bị chấn thương thông thường và biện pháp phòng ngừa


Địa chỉ tư vấn:
Hội Y Học TDTT TPHCM
ĐC: 529 – 531 Bà Hạt P8 Q10
ĐT: 8532370
E-mail: Sportsmebahat@hcm.vnn.vn


Địa chỉ khám và điều trị:
Trung tâm Chấn Thương Chỉnh Hình TPHCM: 929 Trần Hưng Đạo
Phòng Khám và Điều Trị Phục Hồi Chấn Thương Thể Thao 529 – 531 Bà Hạt P8 Q10

Không có nhận xét nào: